logo Thinh Dat
Hotline: 0904411080
Lưỡng Nghi Sinh Tứ Tượng

Lưỡng Nghi Sinh Tứ Tượng

  • Mã SP: LNSTT01
  • Bảo hành:
  • Xuất xứ:
  • Tình trạng:

    THÔNG TIN SẢN PHẨM

    Kích thước: 60 x 100 cm
    Phóng tác theo tranh dân gian Đông Hồ

Giảm giá %
  • Liên hệ
  • Giá cũ :
    Tiết kiệm:
Hotline: 0904411080
  • Hà Nội: Nhà số 5 ngõ 371 Đê La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
    Tel: (84.24) 2218 7082

Bức tranh dân gian  “Lưỡng nghi sinh tứ tượng” thể hiện một cách cô đọng và hợp lý ý nghĩa của “Thái cực sinh Lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng”. Tính minh triết trong bức tranh dân gian này đã góp phần chứng tỏ một cách sắc sảo về cội nguồn của nền văn hóa Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt, khởi nguồn của đất nước Việt Nam trải gần 5000 năm văn hiến.

Trong tranh có 2 chú bé, nhưng có nếu nhìn theo ngang và dọc sẽ kết hợp lại được thành 4 chú bé. .Bốn thân hình của đứa bé kết thành hình vuông là biểu tượng của Âm. Có nghĩa “Tứ tượng” là thuộc tính của Âm, tức là thuộc tính của sự vận động. Dương tịnh, Âm động và tứ tượng chính là 4 trạng thái tương tác có ngay từ sự khởi nguyên của vũ trụ theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành, gồm tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ. Vì sự vận động và trạng thái tương tác không ngừng nghỉ, nên không thể có trạng thái phân biệt rõ rệt.

Bức tranh trên còn một hình tượng quan trọng, đó là con rùa. Con rùa là biểu tượng một nền văn minh có chữ viết của người Lạc Việt. Bản văn cổ chữ Hán ghi nhận “Vào đời Đào Nghiêu, có sứ Việt Thường dâng con rùa lớn, trên mai có văn Khoa Đẩu, ghi việc trời đất mở mang” (sách Thông Chí của Trịnh Tiều). Như vậy, con rùa chính là phương tiện ghi nhận nền văn minh có chữ viết của người Lạc Việt từ thời cổ xưa khi chưa làm ra giấy. Thái Cực, Lưỡng nghi, tứ tượng chính là giai đoạn vận động đầu tiên của vũ trụ; hay nói một cách khác: Chính là việc “trời đất mở mang”. Chú bé “Tứ Tượng” dẫm trên mai con rùa là hình tượng sắc sảo chứng tỏ nó thuộc về văn minh Lạc Việt và đã được ghi nhận từ thời tối cổ; khi mà tổ tiên người Lạc Việt dùng mai rùa để ghi lại những tri thức của mình. Đây cũng là một biểu tượng có nội dung sâu sắc của bức tranh này.

Lưỡng Nghi bao gồm 2 thể Âm và Dương. Âm tượng trưng cho những bóng tối, màu đen, lạnh, trũng thấp, màn đêm, mặt trăng, mùa đông… Còn Dương tượng trưng cho ánh sáng, màu trắng, đỏ, nóng, vùng nổi cao, ban ngày, mặt trời, mùa hạ….Chúng luôn bảo trì cân đối và không thể tách rời nhau. Một khi hai thể này không thể đạt được trạng thái cân bằng hoặc bị tách rời đều là sẽ mang đến trạng thái không tốt cho môi trường và con người.

Ngoài ra về ý nghĩa phong thuỷ bức tranh “Lưỡng Nghi Sinh Tứ Tượng” mang ý nghĩa của vận động không ngừng nghỉ và mang lại sự cân bằng cho gia chủ. Tài lộc và sức khoẻ đều ở thế cân bằng vừa đủ. Bởi vì theo ý nghĩa của thái cực không có gì là tuyệt đối, có thịnh ắt có suy. Tranh “Lưỡng Nghi Sinh Tứ Tượng” phù hợp treo ở phòng khách, phòng làm việc sẽ giúp gia chủ cân bằng phong thuỷ, tiếp thêm sinh lực và sự an yên trong cuộc sống.

Đánh giá và nhận xét cho sản phẩm Lưỡng Nghi Sinh Tứ Tượng

Bình luận đánh giá