THÔNG TIN SẢN PHẨM
Kích thước: 50 x 60 cm
Phóng tác theo tranh dân gian Đông Hồ
1. Về phần chữ:
Chữ “Phúc” viết theo lối chân, thảo, triện, lệ đã đành, lại còn có lối vuông (phương phúc tự), chữ tròn (đoàn phúc tự) biểu tượng “Ngũ phúc lâm môn” (Ngũ phúc: Phúc-Lộc-Thọ-Khang-Ninh) cho đến “Bách phúc” (100 chữ phúc).
Chữ ‘’ Lộc’’ lộc gồm 12 nét, có kết cấu trái phải, gồm bộ Thị ở bên trái và chữ Lục ở bên phải. Có thể giải thích là người xưa quan niệm lộc là do trời ban. Chữ Lộc còn có nghĩa gốc là phúc khí, tốt lành, bổng lộc.
2. Về phần hình:
Mỗi em bé đều ôm một thú vật tượng trưng, đó là triết lý sâu sắc: tượng hình thể hiện ý nghĩa của nó. Một bên là ngỗng tượng trưng cho trời, cho lộc trời ban. Như tích truyện Ngỗng đẻ trứng vàng. Lộc do trời còn giữ do người. Hình ảnh con ngỗng có cánh bay lên là như vậy.
Một em bé ôm cá chép là theo tích cá chép hoá rồng. Phúc đức tại mẫu. Con cái hiển vinh, công thành danh toại là Phúc lớn của gia đình, dòng họ. Cá chép trong nước và vươn lên trời. Ấy là nét tinh tế trong dòng tranh Dân tộc.
Phía sau là hình ảnh bông sen thơm làm bức tranh cân đối và có ý nghĩa sự tinh khiết trong tranh đến từ trẻ thơ. Mỗi hình ảnh đều gắn điển tích, gắn với các câu chuyện. Đó là sâu sắc của tranh Đông hồ nói chung, và bức Phúc lộc song toàn nói riêng.
Hẳn không gian gia đình sẽ vô cùng ý vị khi có trưng bản tranh dân gian này.