logo Thinh Dat
Hotline: 0904411080

Một số sự kiện thú vị trong lịch sử đồ da


Một số dấu mốc đặc sắc
1. Theo lịch sử ghi lại, các vật dụng da thuộc đã được tìm thấy ở Ai Cập từ năm 1.300 trước Công nguyên (TCN). Vào thời sơ khai, châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ đã phát triển kỹ thuật biến da thành những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày. Người Hy Lạp đã sử dụng trong may mặc quần áo, lều, vũ khí, áo giáp bằng da thuộc thời kỳ các anh hùng của Homeric (khoảng năm 1200 TCN). Và việc sử dụng da sau đó đã lan rộng khắp Đế chế La Mã. Trong thời Trung Cổ, người Trung Quốc biết đến nghệ thuật làm da. Người da đỏ Bắc Mỹ cũng đã có những kỹ năng tuyệt vời trong công việc làm da trước khi người da trắng xuất hiện ở khu vực bản địa. Khoảng 1.000 năm sau đó, đồ da thuộc bắt đầu được sử dụng thịnh hành bởi phụ nữ Ai Cập, được xem thước đo giá trị và đẳng cấp sang trọng của họ.
 
Đồ da thời xưa (ảnh minh họa)

2. Từ khi ngành công nghiệp đồ da được phát minh và đưa vào sử dụng phục vụ đời sống con người thời bấy giờ thì quá trình thuộc da  chỉ ở mức thô sơ nên các vật dụng bằng đồ da đã nhanh chóng bị hư, rách… Thực tế đòi hỏi con người phải tìm ra các phương pháp bảo quản và làm mềm da. Theo đó, họ đã xử lý da động vật với những thứ như khói, dầu mỡ và chiết xuất từ ​​vỏ cây. Và “phương pháp bí mật” thuộc da là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ truyền từ cha sang con. Nghệ thuật thuộc da thuộc bằng cách sử dụng vỏ cây có lẽ có nguồn gốc từ Hebrews. Vào thế kỷ XIX, ngoài cách thuộc da từ các thành phần thiên nhiên như (tinh dầu, lá cây, hoa quả, vỏ cây thông, sồi, bạch đàn…) còn có thuộc da bằng muối crome.

3. Đến thế kỷ thứ VIII, sự phát triển giao thương giữa các quốc da khiến da trở thành một loại hàng hóa mang đi trao đổi. Sự xuất hiện của đế chế Mông Cổ hùng mạnh với những bộ giáp, bao kiếm, mặt nạ, mũ…đều bằng da khiến cho sản phẩm này không còn là đặc quyền của các quốc gia phương Tây.
 
Đồ da của người Mông Cổ (ảnh minh họa)

4. Vào thế kỷ XIV, da là chất liệu đặc biệt để bọc các bộ sofa. Các loại ghế và việc chế tác sản phẩm đồ da đã đạt đến tầm nghệ thuật.
 

Bìa sách bọc da (ảnh minh họa)

5. Vào thế kỷ XVI, tại các nước châu Âu, điển hình là Anh quốc, trong các quán rượu họ sử dụng những chiếc cốc (ly) bằng da được làm bằng tay (handmade leather mugs).

Cốc da
 (ảnh minh họa)

6. Da đã được sử dụng làm tường nhà rất phong cách và nghệ thuật. Vào thế kỷ XVII, nó được xem là thời trang nội thất thời thượng cho những gia tộc giàu có tại Florence và Venice ở Ý và bền nhất thời bấy giờ.
 
Trang trí tường nghệ thuật bằng da (ảnh minh họa)

7. Chiếc giày da đầu tiên (có dây và đục lỗ) được phát hiện vào năm 1790. Mặc dù giày da đã được sử dụng hàng ngàn năm trước đó nhưng đây là chiếc giày đầu tiên sử dụng thêm dây để buộc dựa vào các lỗ được đục sẵn. Thêm một điều thú vị nữa là đến năm 1818, những chiếc giày này mới có sự phân biệt giữa chân trái và chân phải.
Giày da (ảnh minh họa)

8. Những năm đầu thế kỷ XIX, những chiếc bóng golf bằng gỗ được thay thế bằng da.
 
Bóng golf làm bằng da (ảnh minh họa)

9. Khoảng thế kỷ thứ XII, con người đã phát triển công nghệ ngành nhuộm da cho mục đích trang trí, thẩm mỹ và bảo quản.

Ngành nhuộm màu da (ảnh minh họa)

10. Quá trình thuộc da bằng phương pháp thô sơ thời xưa có thể lên đến 1 năm. Nhưng khi con người đã tích lũy nhiều năm kinh nghiệm, phương pháp thuộc da đa dạng cải tiến hơn xưa. Công nghệ ngày càng tiên tiến, quá trình thuộc da càng đạt hiệu suất cao – thời gian ngắn.

Phương pháp thuộc da (ảnh minh họa)

13. Sau khi trải qua thời kỳ từ TCN cho tới thời Phục hưng, da thuộc được con người sử dụng cho mục đích cá nhân. Tầng lớp xã hội sử dụng nhiều nhất thường là vua chúa, quý tộc, thủ lĩnh. Nhằm nhấn mạnh uy quyền và sự sang trọng của mình. Ngoài các sáng chế đồ da bằng tay (gọi là đồ da handmade vì máy may chỉ xuất hiện cách đây chưa tới 100 năm), như quần áo, giáp, khiên, sau đó da được sử dụng để làm túi xách, thắt lưng, phụ kiện thời trang.

Hai thương hiệu đồ da nổi tiếng hàng đầu trên thế giới: Hermes & Bottega

 
14. Tuy nhiên, điểm đặc sắc của các đồ da gọi là hàng siêu phẩm di sản để đời nhất phải bắt đầu từ thời kỳ của Hermes (Pháp) & Bottega (Ý). Hai thương hiệu đồ da thủ công xa xỉ hàng đầu này đã đưa ngành công nghiệp thời trang Pháp và Ý lên một tầm cao mới mà không một quốc gia nào có thể với tới. Cả hai thương hiệu đều trung thành với cách làm thủ công, chất liệu cao cấp và thiết kế không thay đổi theo thời gian. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến các các sản phẩm của họ luôn được giới thượng lưu yêu thích và săn lùng suốt nhiều thập kỷ qua.

Ngành công nghiệp đồ da ngày nay
1. Chất liệu da vẫn đóng vai trong rất quan trọng trong đời sống của loài người, được dùng để chế tác – sản xuất từ các sản phẩm bảo vệ sức khỏe trẻ em cho đến các vật dụng quan trọng trên máy bay.
 
Ngành công nghiệp da tạo ra doanh thu khoảng 65 tỷ USD Mỹ trên toàn thế giới (ảnh minh họa) 

2. Cừu, bò, dê thường được nuôi để lấy thịt, sữa và lông, việc thuộc da chỉ là một phần nhỏ tức nó chỉ chiếm 5–10% của con vật. Nhưng hiện nay, các trang trại ở Brazil, Argentina, Mỹ nuôi chúng chỉ để phục vụ cho mục đích lấy da. Ấn Độ vẫn là quốc gia lớn nhất trong ngành xuất khẩu da thành phẩm và da thuộc, còn Trung Quốc là nước sản xuất giày dép da lớn nhất thế giới.

3. Da là ngành công nghiệp tỷ đô, tạo ra doanh thu khoảng 65 tỷ USD Mỹ trên toàn thế giới (60% trong đó là bán giày dép da). Dự kiến đến năm 2018, con số này sẽ đạt xấp xỉ 92 tỷ USD Mỹ.

(Nguồn: Internet)
Bài viết khác