Bởi tâm ta thanh tịnh dáng Rồng bay...
Rồng Việt Nam có từ thời Lý và gắn với truyền thuyết về việc Đức vua Lý Thái Tổ gặp rồng vàng bay lên trong khi đang dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Ngài đặt tên "Thăng Long" (Rồng bay lên) cho kinh đô mới. Ý tưởng này khơi nguồn cảm hứng để các nhà mỹ thuật đương thời sáng tạo ra hình ảnh Rồng thời Lý.
Là Nhà tư vấn Chiến lược về quà tặng truyền thông/quảng cáo, Thịnh Đạt tự hào và tin tưởng rằng: nếu lựa chọn biểu trưng văn hóa Việt minh triết – giàu ý nghĩa – sang trọng ở hàng bậc nhất thì chắc chắn không nhiều ứng viên sánh ngang/vượt qua được “Rồng thời Lý”.
Rồng là một vị Phúc thần, là sự thăng hoa và ước vọng có mặt trời, có mây mưa, có nước non để trồng lúa nước. Sau khi Phật giáo nhập thế thì nó trở thành sự siêu thoát rồi chịu ảnh hưởng của tinh thần Nho giáo và mang tính biểu tượng cho vua chúa, hoàng gia. Đáng chú ý, Rồng thời Lý vừa vần vũ, sống động, vừa mềm mại, uyển chuyển giống như thời đại thịnh trị của “Phật giáo là quốc giáo” – cái nôi xuất hiện những ông vua hiền tài, đức độ và cuộc sống muôn dân no ấm, thái bình.
Sản phẩm được chế tác hoàn toàn thủ công trên nền ngọc mã não bằng nghệ thuật điêu khắc sợi vàng 24K (vàng nguyên chất 9999). Khối đá tự nhiên (Ngũ hành thuộc Thổ) có các đường vân độc đáo, tượng trưng cho sự trung hòa giữa Âm và Dương, Trời và Đất. Theo nguyên lý Ngũ hành tương Sinh, Thổ sinh Kim (Rồng). Tức là, chủ thể Rồng thời Lý trong tác phẩm là kết tinh hòa quyện nhuần nhuyễn Âm Dương, Vũ Trụ. Nó biến đổi rất đều trên một cái trục dọc giảm dần và cuối cùng hòa vào làm một, tượng trưng cho triết lý nhất nguyên của đạo Phật: mọi sự đến hay đi cũng đều là phù du ảo tưởng, như những đám mây bay qua bầu trời trong chốc lát. Chỉ có tâm ta vẫn luôn thanh tịnh, tinh khiết, rỗng lặng như bầu trời trong xanh...
Sản phẩm được chế tác hoàn toàn thủ công trên nền ngọc mã não bằng nghệ thuật điêu khắc sợi vàng 24K (vàng nguyên chất 9999). Khối đá tự nhiên (Ngũ hành thuộc Thổ) có các đường vân độc đáo, tượng trưng cho sự trung hòa giữa Âm và Dương, Trời và Đất. Theo nguyên lý Ngũ hành tương Sinh, Thổ sinh Kim (Rồng). Tức là, chủ thể Rồng thời Lý trong tác phẩm là kết tinh hòa quyện nhuần nhuyễn Âm Dương, Vũ Trụ. Nó biến đổi rất đều trên một cái trục dọc giảm dần và cuối cùng hòa vào làm một, tượng trưng cho triết lý nhất nguyên của đạo Phật: mọi sự đến hay đi cũng đều là phù du ảo tưởng, như những đám mây bay qua bầu trời trong chốc lát. Chỉ có tâm ta vẫn luôn thanh tịnh, tinh khiết, rỗng lặng như bầu trời trong xanh...
"Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long...". Mỗi dịp lễ Giải phóng Thủ đô 10/10 cũng là một cơ hội để lắng sâu suy tư về hào khí dân tộc từ thời đại của kinh đô Thăng Long cho đến vận hội mới trên đất nước của Thủ đô Hà Nội. Bởi để Tổ quốc hóa Rồng, chắn chắn rằng, mỗi trái tim cũng cần phải an lạc – thanh tịnh dáng Rồng bay...
Bài viết khác
- Vỏ hộp – bao bì quà Tết 2018 Thịnh Đạt: Thông điệp của bông hoa
- Bộ quà tặng sổ da – bút Thịnh Đạt: Tiếp nối lòng biết ơn...
- Của tặng không bằng cách tặng!
- Top 4 nhóm quà tặng quyến rũ mọi bóng hồng dịp 20/10
- Thanh thoát "Pha trà, chim lánh khói" cùng pewter
- Kết nối thiên nhiên – Trở về tâm thức
- Phụng sự để dẫn đầu: Tự làm mình trở nên khác biệt
- REGAL: Nghệ thuật Sống & Yêu